Cà chua là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao HA rất tốt
Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao HA và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định HA. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao HA có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng HA của catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm HA. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Nấm hương và nấm rơm: là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ HA, rất thích hợp cho những người bị cao HA vào mùa hè - thu.
![]() |
Các loại nấm tốt cho người cao huyết áp |
Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao HA. Hàng ngày, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ HA. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì HA ổn định ở mức bình thường.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao HA. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao HA.
Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao HA, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ HA. Mỗi ngày, bạn nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Táo: là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì HA ở mức bình thường. Mỗi ngày, bạn nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, mã thầy, vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen... đều rất tốt cho những người bị cao HA. Người HA cao nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng...
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra 3 sai lầm phổ biến trong thực hành điều trị tại nhà của người bệnh tăng huyết áp khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đột quỵ bất cứ lúc nào.
" alt=""/>Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết ápNỗi lo tật khúc xạ học đường
Các tật khúc xạ học đường là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại hiện nay ở lứa tuổi học sinh. Theo các thống kê chính thức, trong năm 2022, trên cả nước có khoảng 15-40% người mắc tật cận thị. Trong đó, đối tượng phổ biến nhất là trẻ em từ 6-15 tuổi. Tại một số trường học ở các thành phố lớn, số lượng trẻ em bị cận chiếm đến hơn 50% lớp học.
Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng thường xuyên các thiết bị điện tử cùng cường độ học tập dày đặc, chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý, khiến mắt phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài là nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như quá trình học tập, vui chơi của các em học sinh.
Tỷ lệ cận thị học đường đang ngày càng gia tăng. Để phòng tránh và hạn chế tình trạng này, ngoài các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức về sức khỏe đôi mắt, việc hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ thị lực, từ đó chẩn đoán tật khúc xạ và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho các em học sinh rất quan trọng, cấp thiết.
Ông Trần Quốc Bảo - Giám đốc điều hành Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn chia sẻ: “Sức khỏe và giáo dục là nền tảng vững chắc và là tiền đề cho sự phát triển của trẻ em trong quá trình trưởng thành. Vì vậy, Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn kết hợp cùng trường THCS Lê Lợi (quận 3, TP.HCM) mang đến chương trình chăm sóc sức khỏe nhãn khoa dành cho các em học sinh. Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực đối với các em học sinh và cả các bậc phụ huynh tại trường. Chương trình khám tầm soát lần này sẽ giúp các em phát hiện sớm dấu hiệu và nguyên nhân của các trường hợp cận thị cũng như các bất thường về mắt. Từ đó gia đình và nhà trường có thể phối hợp và đưa ra giải pháp phòng tránh, điều trị kịp thời cho con em của mình”.
Tư vấn và khám bệnh mắt cho học sinh
Tại chương trình, các em học sinh trường THCS Lê Lợi được đo khúc xạ và khám tư vấn mắt kỹ lưỡng bởi đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ, kỹ thuật viên còn tư vấn về chế độ dinh dưỡng, loại kính đeo phù hợp, cung cấp thêm những kiến thức về mắt bổ ích, giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của việc điều chỉnh sớm tật khúc xạ, hạn chế dẫn đến tình trạng cận thị - viễn thị - loạn thị - nhược thị.
BS.CKII, Võ Thị Thu Thảo - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn cho biết: “Với trẻ mắc cận thị, độ cận sẽ tăng dần theo tuổi, khi trẻ lớn lên đồng nghĩa mắt sẽ tăng độ theo. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ cần được đi khám mắt thường xuyên trong vòng 3 - 6 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bạn trẻ không được khám mắt định kỳ. Vì vậy, hoạt động khám, tư vấn các bệnh khúc xạ học đường lần này sẽ tạo điều kiện cho các em học sinh trường THCS Lê Lợi phát hiện sớm các bệnh về mắt, có phác đồ điều trị kịp thời. Thông qua chương trình, các em cũng sẽ ý thức được vai trò quan trọng của việc chăm sóc, giữ gìn đôi mắt. Từ đó điều chỉnh chế độ học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ đôi mắt sáng, khỏe, nâng cao khả năng, hiệu quả học tập và chất lượng cuộc sống cho các em”.
Sự kiện "Chăm mắt khỏe - Sáng tương lai" là hoạt động khám chữa bệnh thường niên, mở đầu cho chuỗi sự kiện hợp tác của Trung tâm Y khoa Prima Sài Gòn với các trường cấp 2, cấp 3 trong khu vực quận 3 và địa bàn TP.HCM. Chương trình tạo điều kiện cho các em học sinh được kiểm tra mắt và đo thị lực với đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành nhãn khoa, với mục tiêu giúp các em học sinh thuận lợi trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày, phát triển trong tương lai.
Tìm hiểu thêm thông tin tại: www.primahealth.vn
Bích Đào
" alt=""/>Prima Sài Gòn khởi động chương trình ‘Chăm mắt khỏeVới hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây ra các bệnh hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng…đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Mặc dù kháng sinh được xem là một giải pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh viêm đường hô hấp nhưng việc cha mẹ sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách để điều trị cho trẻ có thể khiến bệnh của bé diễn tiến xấu hơn, cũng như gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
1. Tự ý “kê đơn” kháng sinh cho trẻ
Xót con khi thấy trẻ ho, sổ mũi, quấy khóc rồi bỏ ăn, sụt cân nên cha mẹ thường tự ý dùng kháng sinh để trị bệnh cho con mà không biết rằng virus là “thủ phạm” gây ra hầu hết các ca viêm đường hô hấp chứ không phải vi khuẩn nên dùng kháng sinh là không cần thiết và không có tác dụng. Việc tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa rõ nguyên nhân không những không trị dứt bệnh mà cũng không ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh, như viêm phổi do không được điều trị đúng.
![]() |
Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây ra các bệnh hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng…đặc biệt là trong thời điểm giao mùa |
2. Ngưng kháng sinh khi chưa hết liệu trình
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai: “Kháng sinh cần phải được uống đúng và uống đủ liều, liên tục trong một tuần ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã giảm để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn”. Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, thực tế nhiều cha mẹ xót con khi thấy bé quấy khóc nên thấy tình trạng ho của con giảm là tự ý ngưng thuốc khi chưa theo hết liệu hình. Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ. Nếu lần sau trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thì tỉ lệ trẻ phải dùng đến kháng sinh phổ rộng, thế hệ sau, bất chấp chúng đắt tiền hơn và đôi khi có nhiều tác dụng phụ hơn khi bị nhiễm khuẩn thông thường cũng gia tăng vì nhiều liệu pháp kháng sinh phổ hẹp thông thường trong hướng dẫn y học không còn hiệu quả nữa.
3. Tự ý đổi thuốc
Để cho kết quả điều trị tốt, kháng sinh cần đủ thời gian để đạt nồng độ tại nơi cần điều trị. Tuy nhiên, với tâm lý nóng vội xuất phát từ việc lo lắng cho trẻ, cha mẹ thường tự ý đổi thuốc khi thấy trẻ uống thuốc hai, ba ngày rồi mà thấy các triệu chứng bệnh chưa giảm. Việc đổi thuốc kháng sinh liên tục không chỉ gia tăng tình trạng kháng thuốc ở trẻ vì dùng không đúng, không đủ liều mà còn gia tăng nguy cơ chọn sai kháng sinh bởi mỗi kháng sinh chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định.
Do đó, việc kê toa kháng sinh gì, liều lượng và thời gian bao lâu, khi nào cần phối hợp thuốc... phải do bác sĩ chỉ định để mang lại liệu quả cao và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Những lưu ý cha mẹ cần biết
Phản ánh thực tế nhiều bệnh nhân không theo đúng liệu trình điều trị, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có khoảng 30% - 60% người bệnh không tuân thủ điều trị đúng liệu trình kháng sinh, nhất là khi thời gian điều trị kháng sinh từ bảy ngày trở lên. Điều này khiến cho bệnh không khỏi hẳn, có nghĩa là chỉ hết triệu chứng lâm sàng mà không tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh. Do đó bệnh dễ tái phát và khi tái phát bệnh dễ diễn tiến nặng, khiến người bệnh đáp ứng điều trị kém.”
Tuy nhiên, theo chị Mỹ Thuận – một bà mẹ đã có kinh nghiệm chăm sóc con bị bệnh thì cha mẹ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình điều trị cho trẻ: “Trẻ thường bất hợp tác khi uống thuốc, hay khóc, hoảng sợ, trớ ói nên khó bảo đảm đúng liều dùng, tốn thời gian, vì vậy thời gian điều trị càng dài thì càng mệt mỏi.”
Nhiều loại kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn (3-5 ngày) vẫn đủ khả năng điều trị hiệu quả các chứng bệnh nhiễm khuẩn so với liệu trình dài ngày. Ưu điểm chính của liệu trình điều trị sử dụng các loại kháng sinh ngắn ngày là dễ tuân thủ, điều trị hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh. Ngoài ra cũng ít tốn kém chi phí hơn và hạn chế được tác dụng phụ của thuốc, đồng thời mang lại tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng cho cả trẻ và các bậc cha mẹ.
Cha mẹ nên lưu ý trong việc sử dụng thuốc kháng sinh cho con để điều trị bệnh cho trẻ hiệu quả, nhanh chóng và tránh nguy cơ kháng kháng sinh. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng, tự ngưng liệu trình hay tự ý đổi thuốc của trẻ. Những hành động này có thể khiến trẻ phải hứng chịu những hậu quả đáng tiếc. Cha mẹ cũng cần lưu ý là ngay cả các loại kháng sinh ngắn ngày này cũng cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, chứ không dùng tùy tiện.
(Theo Trí thức trẻ)
" alt=""/>3 sai lầm lớn của mẹ khi cho trẻ dùng kháng sinh